About me

My photo
Blog được viết khi rảnh và chỉ để các bạn muốn kiếm tiền online có thêm info. Nghề nghiệp chính không phải kiếm tiền online :)

Saturday, January 10, 2009

Bảng điện tử và vũ điệu của những con số

Bảng điện tử và vũ điệu của những con số

Chứng khoán, Thị trường chứng khoán… nghe những từ chuyên ngành quá mới như vậy, quý vị không khỏi ngán ngẩm bỏ qua. Tuy nhiên, chứng khoán hay TTCK lại đang là vấn đề nóng, một kênh đầu tư thời thượng ở Việt Nam hiện nay. Nếu hiểu nhầm mà coi TTCK như “chiếu bạc” rồi bỏ qua... Sự thật là chỉ ít năm nữa thôi, quý vị sẽ thấy mình đã sai, đã lạc hậu và thiệt thòi giống như việc không sử dụng được máy vi tính vậy.

Ngày chưa quan tâm đến Thị trường Chứng khoán (TTCK), tôi cũng như quý vị, không thể hiểu nổi trên cái bảng điện tử ấy, những hàng cột, những con số, những chữ cái… xếp ngang, dọc, màu xanh, đỏ… nói gì?

Nhưng cuối cùng, cái bảng điện tử thật là đơn giản nếu quý vị gắng đọc kỹ chùm bài KIẾN THỨC PHỔ THÔNG này:

* Trước hết, hãy coi bảng điện tử đó như là một cái chợ. Là một cái chợ thì phải hội đủ 4 yếu tố:

1. Có hàng hóa để bán (chính là các mã Chứng khoán)

2. Có người bán (gọi là Nhà đầu tư)

3. Có người mua (gọi là Nhà đầu tư)

4. Mỗi hàng hóa phải có giá để mua và bán (tức giá Chứng khoán hay giá cổ phiếu).

Biết được 4 yếu tố cơ bản để hình thành một cái chợ, giờ ta tìm hiểu chợ hoạt động như thế nào?

Chợ được sắp xếp bởi các hàng cột ngang và dọc: hàng ngang, biểu thị toàn bộ các diễn biến giao dịch của 1 mã cổ phiếu trong phiên giao dịch. Hàng dọc, sắp xếp thứ tự các mã cổ phiếu và thứ tự các chỉ số của mã chứng khoán đó.

Ví dụ: bảng điện tử hay sắp xếp các cột như sau:

Mã CK

Trần

Sàn

Tham chiếu

Dư mua

Khớp lệnh

Dư bán

Bảng giá TT HoSTC và Bảng giá TT HaSTC
1. Ở cột thứ nhất (Ký hiệu các Mã chứng khoán), các mã chứng khoán được xắp xếp theo vần chữ cái A, B, C… từ trên xuống dưới. Quý vị thấy, đầu tiên là ABT ròi đến ACL tiếp là AGF... cứ như vậy hơn 130 mã và cuối cùng là mã VTO.
Các mã chứng khoán, là ký hiệu viết tắt của các Công ty niêm yết cổ phiếu của họ trên bảng điện tử.
Ví dụ: ABT là Công ty Thủy XNK sản Bến Tre;
ACL là Công ty XNK thủy sản Cửu long An Giang
... VTO là Công ty vận tải xăng dầu VITACO
2. Ở cột thứ hai (tôi muôn nói trước đến Giá Tham chiếu): nghĩa là các chứng khoán như ABT, AGF hay là VTO… ngày hôm qua, đã được các nhà đầu tư đồng ý mua ở 1 mức giá nhất định gọi là giá tham chiếu, để phiên giao dịch hôm sau, nhà đầu tư căn cứ vào mức giá tham chiếu mà mua, bán.
Ví dụ: giá tham chiếu ABT là 93.500 đ/CP - ALC là 86.500 đ/CP - AGF là 88.500 đ/CP và VTO là 91.000 đ/CP, các giá 93.5 , 88.5 hay 91 được gọi là giá tham chiếu cho phiên giao dịch sáng hôm nay. Căn cứ vào giá tham chiếu, nhà đầu tư sẽ quyết định mua các cổ phiếu nói trên là đắt hơn hay rẻ hơn giá tham chiếu.
Rồi sau phiên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu ABT, ACL, AGF hay VTO được mua ở mức giá đóng cửa là bao nhiêu thì lại lấy giá đó làm giá tham chiếu cho ngày hôm sau.
3. Ở cột thứ ba (Giá trần - màu tím): hiểu đơn giản là trần nhà (CE –tiếng Anh). Tại sao lại có giá trần? Vì TTCK Việt Nam quy định, từ giá tham chiếu, biên độ tăng/giảm của giá chứng khoán trong mỗi ngày giao dịch chỉ được phép tăng 5%.
Ví dụ: nếu giá ABT có giá tham chiếu hôm trước là 93.500 đ, thì mở cửa giao dịch phiên hôm nay, giá ABT chỉ được phép tăng 5%, tức sẽ lên đến 98.000đ/CP
Nhà đầu tư muốn mua đắt lên đến 99.000đ cũng không được (vì không hợp lệ) vì quá giá trần. Vì thế trên các bản tin Tivi, quý vị hay nghe đến câu: “Phiên giao dịch hôm nay hầu hết cổ phiếu đã tăng kịch trần…”.
4. Ở cột bốn (Giá sàn): hiểu đơn giản là sàn nhà (Flo – tiếng Anh), cũng giống như trên, TTCK Việt Nam quy định, biên độ giảm giá của chứng khoán mỗi phiên chỉ giảm 5%.
Tức cổ phiếu ABT nếu bị giảm giá sàn thì từ 93.500đ, sẽ giảm xuống còn 89.000 đ/CP. Nếu ABT vì làm ăn không tốt mà giảm giá thì phiên ngày mai sẽ giảm tiếp 5% của 89.000 đ. Chính vì vậy, nhà đầu tư cũng hay nghe nói trên bản tin Tài chính cụm từ: “Nhiều cổ phiếu hôm nay đã giảm giá sàn…” là như vậy.
Qua bốn cột của bảng điện tử, quý vị hiểu: giá tham chiếu - giá trần - giá sàn là gì. Giờ quý vị bắt đầu tìm hiểu nguyên tắc giao dịch (tức mua và bán) trong phiên.
5. Cột dư mua (tức Người mua cổ phiếu): Hiện, TTCK Việt Nam có 300 nghìn tài khoản, nghĩa là 300 nghìn nhà đầu tư (NĐT) đã tham gia thị trường. Trong mỗi phiên giao dịch, mỗi NDT sẽ thích mua một cổ phiếu khác nhau, hay mua với một giá khác nhau ở cùng một cổ phiếu.

Ví dụ: Với ABT, giá tham chiếu cho hôm nay là 93.500 đ/CP, Nhưng vì tôi rất thích ABT, tôi muốn mua bằng được nên tôi đặt giá trần 98.000 đ/CP.

Nhà đầu tư nào đó, không thích ABT lắm nên họ đặt giá sàn là 89.000 đ/CP, rẻ thì mua không thì thôi. Và Nhà đầu tư này không thể đặt mua rẻ hơn nữa vì 89.000 đ/CP là đã kịch giá sàn, tức giảm 5% của 93.500 đ.

Còn Nhà đầu tư khác nữa, "nửa thích, nửa không thích", họ sẽ đặt mua bằng giá tham chiếu là 93.500 đ/CP hay họ có thể đặt mua với giá thấp hơn là 92.500 đ, hoặc 92.000 đ... miễn là trong phạm vi giảm 5% từ giá tham chiếu.

Thường tâm lý NDT luôn muốn mua rẻ, nên quý vị hay thấy, bên cột Dư mua, giá đặt mua bao giờ cũng rẻ hơn so với giá tham chiếu.

6. Cột Dư bán (Người bán): Ở đây, người bán là những người đã có cổ phiếu rồi. Khi vào phiên, họ đặt bán, mà tâm lý người bán thì bao giờ cũng muốn bán đắt hơn khi mua nên họ sẽ đặt bán với giá cao hơn giá tham chiếu. Nhìn trên bảng điện tử, quý vị thấy rất rõ điều này khi họ đặt bán với các giá: 94.000 đ/CP hoặc 95.000 đ/CP (màu xanh).

Quý vị thắc mắc, có giá tham chiếu kìa (93.500 đ - màu vàng)! vâng, vì nhà đầu tư nào đó cầm giữ ABT mãi mà không tăng giá nên đặt bán bằng giá tham chiếu để bán được nhanh để chuyển sang mua cổ phiếu khác...

Chú ý: Vì bảng điện tử chỉ hiện lên 3 giá làm mẫu, chứ không thể đăng tải hàng trăm mức giá khác nhau của nhà đầu tư. Vì vậy trên bảng điện tử mới hiện giá 1 – giá 2 – giá 3 đi kèm theo đó bảng cũng cho biết ở mức giá 1 thì khối lượng (KL) 1 là bao nhiêu? – giá 2 thì khối lượng 2? và mức giá 3 thì khối lượng 3 là bao nhiêu?

7. Cột khớp lệnh hay còn gọi Thị trường đóng cửa (ở cột này, Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh, giá khớp lệnh, biên độ tăng/giảm giá cổ phiếu) nằm cả trong này.

Giá Khớp lệnh: Nghĩa là giá mà người mua và bán đã thực hiện. Ví dụ: ABT được khớp lệnh với giá 93.000 đ/CP, giảm 500 đ/CP (ký hiệu giảm giá là tam giác hướng xuống màu đỏ - Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh giá đó là 527 CP).

Ký hiệu tăng/giảm: hay ký hiệu bằng mũi tên hướng lên hoặc lao xuống. Hướng lên (tức màu xanh như ACL) là tăng giá; Lao xuống (màu đỏ như ABT) là giảm giá; hướng lên (màu tím như ALT) là tăng trần – Lao xuống (màu ghi xám) là giảm giá sàn.

Cột Khối lượng: đó là số lượng của một mã cổ phiếu được mua – bán thành công ở mức giá khi thị trường đóng cửa (tức kết thúc phiên giao dịch hay ngày giao dịch).

Tôi chắc rằng, quý vị đã phần nào hiểu ra cái bảng điện tử (cái chợ điện tử) giờ đây đã không còn khó hiểu nữa!

Nhưng tôi cũng chắc chắn điều rằng, hiểu được các thuật ngữ và sự sắp xếp trên bảng điện tử, quý vị mới chỉ biết được giống như biết về từ Biển chẳng hạn. Còn biển nông, sâu thế nào, các bước sóng, thủy triều lên hay sóng thần ra sao… còn rất nhiều điều phức tạp. Nhưng từ từ rồi quý vị cũng sẽ hiểu ra tất cả, VNCF cam kết sẽ cùng quý vị trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

No comments:

Blog Archive

About me