About me

My photo
Blog được viết khi rảnh và chỉ để các bạn muốn kiếm tiền online có thêm info. Nghề nghiệp chính không phải kiếm tiền online :)

Saturday, January 17, 2009

Hạn chế của khớp lệnh định kì

Ngược với khớp lệnh định kỳ, các lệnh giao dịch trong khớp lệnh liên tục có thể khớp vào bất kỳ thời điểm nào khi phiên giao dịch bắt đầu. Sau phiên giao dịch, dù là lệnh giới hạn hay lệnh thị trường, nhà đầu tư có thể nhận thông báo kết quả giao dịch với những mức giá khớp nhau kèm theo khối lượng đối ứng.

Tại sao?

Phương thức khớp lệnh liên tục được sử dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán quốc tế lớn và trong khu vực châu Á. Nhưng lưu ý là khớp lệnh định kỳ cũng được sử dụng lúc mở cửa hoặc khi giao dịch bị tạm thời ngưng trong một số trường hợp ở các thị trường này.

Ở thị trường New York, nếu có một khối lượng lớn lệnh mua và bán bị dồn ứ, chưa khớp của ngày hôm trước, thì trong phiên mở cửa ngày hôm sau, giá mở cửa có thể khác giá đóng cửa của ngày hôm trước. Khớp lệnh định kỳ sẽ được sử dụng ở đầu phiên để tìm ra giá cân bằng mới và giải toả khối lượng đặt lệnh bị ứ đọng. Nó cũng được sử dụng nếu một cổ phiếu bị tạm thời ngưng giao dịch vì có những thông tin mới rất quan trọng.

Trong các trường hợp này, khớp lệnh định kỳ tìm cách đưa ra một giá cân bằng mới để phản ánh tình trạng mất cân bằng và đáp ứng phần lớn các lệnh giao dịch. Chẳng hạn, một cổ phiếu có một thông tin mới rất quan trọng được tung ra tối hôm qua hoặc trong ngày. Nếu tin này được tiết lộ tối hôm qua, nó có thể ảnh hưởng giá mở cửa. Nếu tin đưa ra trong ngày, nó có thể ảnh hưởng giá khi giao dịch được tiếp tục trở lại. Nếu số lượng lệnh mua tăng gấp 3 hoặc 4 lần lệnh bán, giá trong khớp lệnh định kỳ sẽ tăng lên phản ánh một trạng thái cân bằng giá mới do thông tin trên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong một số trường hợp, khớp lệnh định kỳ kết hợp với khớp lệnh liên tục giúp thị trường trật tự và ít biến động hơn.

Những hạn chế của khớp lệnh định kỳ

Một số nhà đầu tư có thể sử dụng một số chiêu thức để lũng đoạn giá cổ phiếu vì họ biết tận dụng triệt để các hạn chế trong khớp lệnh định kỳ như: Chỉ có một giá duy nhất tại thời điểm khớp lệnh, nút thắt cổ chai nhập lệnh ở các phút cuối, màn hình giao dịch chỉ hiển thị 3 giá mua cao nhất và ba giá bán thấp nhất, đặc điểm của lệnh giới hạn, biên độ giao dịch và tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư.

Trong phiên đầu tiên, khi cổ phiếu được lần đầu niêm yết, nhà đầu tư sẽ đặt các giá mua cao chót vót với khối lượng nhỏ để tạo giá tham chiếu cao cho các phiên sau. Thủ thuật này đã đẩy giá một số cổ phiếu mới niêm yết cuối năm 2006 lên hơn 100% so với giá giao dịch trên thị trường tự do trước đó.

Đẩy giá cổ phiếu trong ngày đầu chuyển sàn, trường hợp điển hình là cổ phiếu PPC trong phiên giao dịch đầu tiên tại sàn HoSTC. Cổ phiếu PPC giao dịch tại mức giá 65.000đ trong ngày giao dịch cuối ở HaSTC. Trong phiên giao dịch đầu tiên tại sàn HoSTC, nhà đầu tư đặt các lệnh mua nhỏ giọt với giá mua hàng trăm ngàn đồng, thậm chí 500.000 đồng. Ở phía bên bán, họ đặt các giá bán cực thấp chỉ 11.000 đến 13.000đ. Như vậy, tất cả lệnh mua bán xoay quanh mức giá đóng cửa trước 65.000đ bị loại khỏi màn hình ngay từ đầu. Không ai biết rõ khối lượng đặt mua và bán lớn nhất ở mức giá nào. Chỉ trong một thời gian ngắn 20 phút, giá dự khớp PPC tăng nhanh liên tục, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư tranh nhau mua, đẩy giá khớp lên 105.000đ.

Tuy nhiên, theo quy định giao dịch mới áp dụng từ ngày 7.5.2007, hai thủ thuật này sẽ bị hạn chế tác dụng. Giá tham chiếu của cổ phiếu lần đầu niêm yết được xác định từ mức giá dự kiến của tổ chức tư vấn +/- biên độ 20%.

Một số nhà đầu cơ có tiềm lực và được ưu tiên nhập lệnh tại một công ty chứng khoán nào đấy sẽ theo dõi kỹ một loại cổ phiếu trên màn hình giao dịch. Thông thường đó là cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Họ sẽ đặt một khối lượng mua rất lớn ở giá trần vào 5 phút trước thời điểm khớp lệnh. Họ biết chắc rằng lệnh của họ sẽ không được khớp vì lượng bán không đủ.

Số lượng dư mua lớn ở giá trần sẽ tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư khác ở cả hai phía. Người mua tranh thủ đặt giá trần ở các phiên sau với hy vọng giá tiếp tục tăng trần. Người bán sẽ dè dặt vì sợ bán hớ. Thủ thuật này được lặp lại trong các phiên sau, tạo ra một lượng lớn dư mua ở giá trần. Khi giá tăng đã tạo lợi nhuận mong muốn chẳng hạn 20% sau 4 phiên, nhà đầu cơ sẽ tung ra bán một khối lượng ở giá sàn vào 5 phút cuối trước thời điểm khớp. Toàn bộ khối lượng mua ở giá trần sẽ bị vét sạch ở mức giá này. Giá cổ phiếu sẽ rớt trong các phiên sau và nhà đầu cơ chọn thời điểm mua vào để bắt đầu tạo một đợt sóng giá kế tiếp.

Nhà đầu cơ sẽ gặp nguy hiểm khi sử dụng chiêu thức này trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa từ 8g30 đến 9g theo phương thức giao dịch mới. Vì sau phiên này sẽ là phiên khớp lệnh liên tục và không có thời gian nghỉ giải lao giữa hai phiên để họ có thể kịp huỷ lệnh. Các lệnh giới hạn dư mua ở giá trần sẽ được chuyển sang phiên khớp lệnh liên tục và có thể bị liên tục khớp, trái với mong muốn không khớp lệnh của nhà đầu cơ. Tuy nhiên, họ có thể dụng chiêu thức này trong phiên khớp lệnh định kỳ từ 10g30 đến 11g để nâng giá tham chiếu cho ngày hôm sau.

Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng thông tin trong khớp lệnh liên tục

Trong phương thức khớp lệnh liên tục, màn hình giao dịch cũng thể hiện 3 giá mua cao nhất và 3 giá bán thấp nhất với khối lượng tương ứng. Nhưng vì lệnh được liên tục khớp, nên các thông tin trên luôn thay đổi. Nhà đầu tư phải liên tục theo dõi trên màn hình để đặt lệnh phù hợp. Hiện nay, sàn HaSTC đang sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, thông tin trên bảng giao dịch và trên màn hình các máy tính kết nối xung quanh có sự chênh lệch nhau do hạn chế đường truyền dữ liệu và tốc độ xử lý của từng máy tính. Như vậy, thông tin trên màn hình giao dịch có thể trễ so với những gì đang xảy ra ở trung tâm. Nhà đầu tư có thể bị hớ nếu đặt lệnh dựa vào thông tin này. Rủi ro này sẽ bị giảm thiểu nếu nhà đầu tư giao dịch ở các công ty chứng khoán có công nghệ xử lý thông tin hiện đại.

No comments:

Blog Archive

About me