About me

My photo
Blog được viết khi rảnh và chỉ để các bạn muốn kiếm tiền online có thêm info. Nghề nghiệp chính không phải kiếm tiền online :)

Saturday, January 10, 2009

FAQ cho người mới bắt đầu

Thời gian vừa rồi nhiều bạn hỏi nhiều câu hỏi giống nhau nhưng tựu chung lại đều thắc mắc vì mới tìm hiểu về TTCK và chưa biết gì cả. Mình viết bài này mong góp các bạn một chút để tránh các bỡ ngỡ ban đầu. Bài viết trình bày dưới dạng Q & A để tiện cho các bạn:

Q: Muốn đầu tư chứng khoán đầu tiên tôi cần phải chuẩn bị những gì, theo trình tự nào?

A: Bước 1: Trước tiên phải là kiến thức. Bạn phải nắm những khái niệm cơ bản của kinh tế học đại cương như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tỷ suất lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản… Còn một số các chỉ số khác khó hiểu hơn dành cho dân chuyên về kinh tế. Bản thân tôi cũng chưa hiểu nhưng xác định là cần phải tìm hiểu.

Q: Vậy tìm hiểu ở đâu?

A: Kinh tế học đại cương, Quản trị doanh nghiệp. Trong đó bạn nên nắm vững các quy luật kinh tế, quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, lưu thông. Quy luật cung cầu sẽ giúp ta hiểu đựoc các biến động giá của cổ phiếu từ đó có chiến lược đầu tư, lựa chọn cổ phiếu hợp lý. Các quy luật khác sẽ giúp bạn có sự nhạy cảm hơn khi phân tích tình hình và đón nhận những tin tức thời sự liên quan đến công ty mình đầu tư hay sự ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô nói chung tới ngành nghề lĩnh vực sản xuất của công ty mà bạn đầu tư. Trong CK, sự nhạy cảm này theo tôi khá quan trọng. Nó sẽ giúp mình có cái nhìn dài hơi hơn và đi trước nhiều người khác. Những điều đó sẽ giúp bạn chủ động hơn, đón nhận sự phản ứng của thị trường một cách bình tĩnh. Nói chung, kiến thức này không quan trọng lắm khi mới đầu tư CK ban đầu vì đa số các nhà đầu tư CK VN còn chưa nắm bắt được những cái này. Sự tiếp nhận các luồng tin đó có thể chưa đem lại sự phản ứng tức thời của thị trường nhưng nó là chỉ dấu để bạn nên có những điều chỉnh về danh mục đầu tư dần dần đón đầu những phản ứng đó.

Q: Các kiến thức đó đã đủ chưa?

A: Chưa đủ. Đó mới là sự chuẩn bị về nền tảng kiến thức kinh tế cơ bản. Bạn cần phải đọc thêm về các chỉ số như EBIT, P/E, EPS, P/E/G, ROA, ROE, Nợ/ Vốn chủ sở hữu, Book Value… Các chỉ số này bạn có thể tìm hiểu trong các trang web của công ty chứng khoán. Hãy chuyển sang box CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM để xem về các công ty CK.

Q: Ngoài các thông tin đã công bố trên, cần quan tâm tới điều gì nữa?

A: Nên quan sát và dự đoán tiềm năng phát triển của lĩnh vực rộng, ngành hẹp và công ty mà bạn có ý định đầu tư. Các chỉ số trên chỉ có ý nghĩa tương đối và sẽ thay đổi theo thời gian, vậy nên phải xem xét nó trong 1 sự linh động, không nên quá cứng nhắc

Q: Sự linh động này là gì?

A: Giá, P/E, EPS hay các chỉ số nói trên có thể cao hoặc thấp nhưng chỉ trong một ý nghĩa tương đối. Các ngành khác nhau lại có các mặt bằng chỉ số khác nhau

Q: Thông tin mà công ty cung cấp cho nhà đầu tư dưới hình thức nào?

A: Thường thì trước khi niêm yết các công ty sẽ công bố bản cáo bạch, giới thiệu về công ty. Khi đã niêm yết, hàng quý sẽ có Báo cáo tài chính… Báo cáo kết quả Sản xuất kinh doanh có thể được đưa ra hàng tháng.

Q: Có cần thiết phải biết đọc các báo cáo này không?

A: Cần thiết, nếu bạn có ý định đầu tư dài hạn và an toàn. Các mẫu báo cáo này đều có thể tìm thấy trên các site của công ty CK hoặc bản thân công ty niêm yết. Cách đọc báo cáo có thể tìm hiểu qua các sách về kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Mặc dù bạn không bắt buộc phải đọc được các báo cáo đó vì các thông số cơ bản thường được các báo và công ty CK tóm lược sẵn nhưng có nhiều thông tin ẩn chứa trong các báo cáo đó nếu bạn để tâm đọc kỹ.

Q: Như vậy đã đủ chưa?

A: Như vậy chưa đủ. Bạn sẽ phải tìm hiểu thêm trong quá trình đầu tư. Bài học là: hãy luôn không ngừng học hỏi. Tuy nhiên, với từng ấy kiến thức bạn đã có thể sang bước 2 của đầu tư chứng khoán.

Q: Bước 2 là gì?

A: Bạn chuẩn bị tiền và đến một công ty chứng khoán để mở tài khoản, nạp tiền vào tài khỏan và sẵn sàng đặt lệnh.

No comments:

Blog Archive

About me