About me

My photo
Blog được viết khi rảnh và chỉ để các bạn muốn kiếm tiền online có thêm info. Nghề nghiệp chính không phải kiếm tiền online :)

Saturday, January 10, 2009

Lich su khung hoang chung khoan

Ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday)- Ngày 24/10/1929
Cuối năm 1929 diễn ra cuộc đại suy thoái ở Wallstreet khi giá cổ phiếu sụt thảm hại trên thị trường chứng khoán New York NYSE. Cuộc khủng hoảng chỉ thực sự bắt đầu từ ngày thứ Ba đen tối 29/10/1929, nhưng những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng đã bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ Năm 24/10/1929. Ngày thứ Năm này được coi là “bước khởi đầu của sự kết thúc”.
Sàn giao dịch chứng khoán New York
Vào ngày này, 12.9 triệu cổ phiếu đã được trao tay trên thị trường chứng khoán New York. Máy in điện báo của thị trường này bị chậm 1 tiếng rưỡi, khiến cho các nhà đầu tư điên cuồng bán tống bán tháo cổ phiếu của họ mà không cần quan tâm tới giá cả hiện thời. Sự hoảng sợ bắt đầu xuất hiện. Mọi người bắt đầu tụ tập xung quanh các sàn giao dịch và môi giới. Cảnh sát được huy động để giữ trật tự. Đến 12h30 thì thị trường chứng khoán Chicago và Buffalo đóng cửa, khiến 11 nhà đầu cơ nổi tiếng lúc đó đã phải tự vẫn. NYSE đóng cửa dành cho khách tham quan. Một cuộc họp quan trọng đã được tiến hành giữa những quan chức cấp cao của ngân hàng để giải quyết tình hình. Thomas Lamont, một quan chức đã phát biểu “Thị trường chứng khoán đang diễn ra cảnh hơi hoảng loạn và bán tháo cổ phiếu chỉ vì một lí do kỹ thuật của thị trường, và những điều này có thể khắc phục được”.
Richard Whitney, anh hùng của ngày Thứ năm đen tối
Thị trường có cải thiện một chút sau phát biểu của Lamont, nhưng sự hồi phục chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 1h30, khi Richard Whitney, phó chủ tịch NYSE và môi giới của công ty J.P. Morgan, bước vào sảnh giao dịch. Đám đông đột ngột im lặng. Ai cũng chuẩn bị tinh thần cho lời tuyên bố đóng cửa NYSE. Tuy nhiên, Richard Whitney đã làm tất cả ngạc nhiên. Ông hỏi giá cổ phiếu của công ty U.S.Steel gần đây nhất là bao nhiêu. Khi có tiếng đáp lại “195”, thì Whitney lập tức tuyên bố ông sẽ mua vào 10.000 cổ phiếu của U.S.Steel với giá 205. Whitney tiếp tục làm tương tự với hơn chục loại cổ phiếu khác. Ngay lập tức, sự hoảng loạn trong thị trường biến mất. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán New York vào ngày thứ năm này thật ấn tượng, nhưng chính sự náo loạn không kém phần ấn tượng trước đó đã khiến ngày này đi vào lịch sử thị trường chứng khoán với cái tên “Ngày thứ Năm đen tối”.

Ngày thứ 6 và thứ 7 tiếp theo diễn ra rất bình ổn vì tất cả mọi người đều lạc quan về khả năng hồi phục của thị trường. Tuy nhiên, tất cả niềm tin đều bị sụp đổ vào ngày Thứ hai đen tối, 28/10/1929.
2. Ngày thứ Hai đen tối (Black Monday)- Ngày 28/10/1929
Ngày Thứ hai đen tối đi vào lịch sử thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới
Ngày thứ Hai đen tối là một ngày tồi tệ trong thị trường chứng khoán. Không giống như ngày thứ Năm đen tối, không có “anh hùng” nào bước vào sảnh giao dịch để dựng lại lòng tin cho các nhà đầu tư nữa. Khối lượng giao dịch lên rất cao, tới 9,25 triệu cổ phiếu bởi các nhà đầu cơ nhận ra rằng không còn một ai có thể cứu vãn thị trường được nữa. Họ chỉ còn biết cầu mong sao cho những thiệt hại đừng quá tồi tệ. Ngày thứ Hai đen tối này là ngày tồi tệ thứ hai trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. Ngày tồi tệ nhất đến sau đó 58 năm (19/10/1987), cũng là một ngày thứ hai và cũng được mệnh danh là ngày thứ Hai đen tối.
3. Ngày thứ Ba đen tối (Black Tuesday) - Ngày 29/10/1929
Ngày thứ Ba này được nhiều người xem là ngày xấu nhất trong thị trường chứng khoán, dù xét về phần trăm tổn thất thì hai ngày Thứ Hai kinh hoàng (vào năm 1987 và 1929) mới là những ngày khủng khiếp nhất.
Đám đông tụ tập bên ngoài NYSE
Ngày thứ Ba đen tối này được coi là kết hợp của những dấu hiệu xấu nhất trong ngày thứ Năm đen tối (24/10/1929) và ngày thứ Hai đen tối (18/10/1929). Nếu ngày thứ Năm, số lượng giao dịch lên quá cao 12,9 triệu cổ phiếu và máy in điện báo chậm 1 tiếng rưỡi, thì ngày Thứ Ba này số lượng giao dịch là 16,4 triệu và máy in điện báo chậm tới 2 tiếng rưỡi. Ngày thứ Hai bị tổn thất 13% trong vòng một ngày, thì ngày thứ Ba này cũng tổn thất tới 12%.
Cũng giống như những ngày “đen tối” khác trước đó, những quan chức cao nhất của ngân hàng đã họp mặt. Và lần này, họ phải họp mặt tới 2 lần trong một ngày. Thomas Lamont vẫn phát biểu với giới báo chí, nhưng lần này ông không hề dự báo một tín hiệu tích cực nào của thị trường. Tin đồn nhanh chóng lan ra rằng các ngân hàng đang tìm cách bán tháo cổ phiếu thay vì cố gắng ổn định thị trường.
Đến cuối tháng 11, các nhà đầu tư đã mất tới 100 tỉ USD tài sản đầu tư, sau này được nhắc đến như là “Sự sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán” (The Great Stock Exchange Crash). Chỉ trong vòng 2 tháng là tháng 9 và 10, thị trường chứng khoán New York đã mất tới 40% trị giá. Ngày thứ Ba đen tối cũng là ngày đánh dấu cho sự khởi đầu của cuộc Đại suy thoái của nền kinh tế Mỹ và kéo theo là sự suy thoái cả thế giới tư bản. Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm cho tới khi chạm đáy vào tháng 7 năm 1932, với chỉ số Dow Jones là 41.22 (trước đó đạt 381,17). Thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến tồi tệ cho tới 22 năm sau.
Cảnh hỗn loạn ở NYSE vào ngày Thứ ba đen tối
4. Ngày thứ Hai đen tối, Ngày 19/10/1987
Thứ Hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987 đã đi vào lịch sử nước Mỹ - ngày hoang mang cực độ của ngành tài chính Mỹ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508,32 điểm, tương ứng 22,6% - mức giảm kỉ lục trong lịch sử thị trường chứng khoán. Hậu quả của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ, mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Vào cuối tháng 10, các thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm ghê gớm: Úc - 41,8%; Canada - 22,5%; Hồng Kông - 45,8%; Anh - 26,4%.
Chỉ số Dow Jones ngày Thứ hai đen tối 1987
Nguyên nhân của thảm họa này bắt nguồn từ lo ngại của các nhà đầu tư về thâm hụt thương mại quốc tế và liên bang Mỹ, sự chỉ trích của Mỹ với chính sách kinh tế tại Tây Đức, hiệu ứng đi xuống của việc áp dụng công nghệ máy tính tự động hoá trong giao dịch bán chứng khoán, và sự suy giảm các chỉ số chứng khoán tương lai do bởi chương trình giao dịch được vi tính hoá.
Vào năm 1986, nước Mỹ không còn giữ được tốc độ hồi phục kinh tế nhanh chóng, và sớm rơi vào suy giảm. Năm 1987 thị trường chứng khoán Mỹ đạt những bước tiến nhảy vọt, đạt đến đỉnh điểm vào tháng 8, nhưng tiếp sau đó là một chuỗi ngày thị trường tụt dốc ghê gớm. Cuối tháng 8, nhiều nhà quan sát cảnh báo rằng, điểm đổ vỡ đã đạt tới, và thị trường giờ đây rơi vào chu kỳ "con gấu" (giá xuống). Tuy nhiên, quan điểm này không được tán đồng rộng rãi ngay cả khi thị trường ngày càng mở rộng biên độ dao động giá.
Một số ý kiến cho rằng, các nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới thảm hoạ này bao gồm kinh doanh chênh lệch chỉ số, định giá cao, thiếu tính thanh khoản, và tâm lý thị trường. Các lý thuyết trên phải giải thích tại sao sự đổ vỡ xảy ra vào ngày 19 tháng 10 chứ không phải ngày nào khác, và tại sao nó lại diễn ra quá nhanh, quá mạnh, và tại sao nó lại gây lên hiệu ứng quốc tế, chứ không giới hạn trong phạm vi nước Mỹ.
Luận giải phổ biến nhất cho biến cố 1987 là giao dịch bán ra của các nhà đầu tư kinh doanh ăn chênh lệch. Giao dịch này với sự trợ giúp của máy tính tham gia vào giao dịch chứng khoán và chiến lược bảo hiểm danh mục. Trong suốt những năm 1970 và đầu những năm 80, máy tính đã trở nên quan trọng trên Phố Wall. Chúng cho phép các lệnh mua bán chứng khoán và các công cụ giao sau được khớp tức thời với khối lượng lớn. Sau cuộc khủng hoảng, rất nhiều người đã đổ lỗi cho chiến lược kinh doanh chênh lệch vì bán chứng khoán một cách mù quáng khi thị trường giảm giá, làm trầm trọng hơn sự suy giảm của thị trường. Một số nhà kinh tế học đã xây dựng lý thuyết bùng nổ đầu cơ đã dẫn đến Ngày thứ hai đen tối này là do các giao dịch kinh doanh chênh lệch, trong khi những người khác lại cho rằng cuộc khủng hoảng này là tất yếu. Theo đó, đa số mọi người nghĩ rằng kinh doanh chênh lệch là lý do chính của cuộc khủng hoảng năm 1987.
Giao dịch tại thị trường chứng khoán
Nhà kinh tế học Richard Roll tin rằng sự suy giảm tự nhiên của thị trường chứng khoán toàn cầu phủ nhận lập luận rằng kinh doanh chênh lệch là lý do dẫn tới khủng hoảng. Ông Roll cho rằng chiến lược kinh doanh này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ. Nếu kinh doanh chênh lệch gây ra sự suy giảm của thị trường thì tại sao các thị trường như Úc và Hồng Kông nơi mà kinh doanh chênh lệch không phổ biến, vẫn suy giảm? Dù cho những thị trường này có thể đạt đến mức độ kinh doanh chuyên nghiệp như tại Mỹ, Roll cũng đưa ra những nhận xét không khác mấy.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu và ngày 19 tháng 10 tại Hồng Kông, lan sang phía Tây đến Châu Âu, và tấn công vào thị trường Mỹ chỉ sau khi Hồng Kông và các thị trường khác đã suy giảm ở mức đáng kể.
Một lý thuyết phổ biến khác cho rằng cuộc khủng hoảng là kết quả của sự tranh chấp về chính sách tiền tệ giữa các nước công nghiệp G7, theo đó Mỹ muốn tăng giá đồng đôla và kiềm chế lạm phát nhằm thiết chặt chính sách nhanh hơn các nước Châu Âu. Theo quan điểm này, cuộc khủng hoảng nổ ra khi thị trường chứng khoán Hồng Kông- trợ lực của đồng đôla- gãy vụn và điều này gây ra cuộc khủng hoảng nói riêng.
Trong thời gian cuộc khủng hoảng bùng phát, các giao dịch đã kiểm soát nghiêm ngặt trên thị trường toàn cầu. Rất nhiều trường hợp các lệnh đã được đặt và nó đã cung cấp thời gian cho Cục Dự trữ và các ngân hàng trung ương khác để tăng tính thanh khoản vào hệ thống ngăn cản sự đổ vỡ trong tương lai. Trong khi sự bi quan thị trường xuống đáy đang bao trùm, dẫn đến Ngày thứ hai đen tối " cao trào bán ra" vì định giá quá cao của chứng khoán trên thị trường.

6 comments:

Nguyễn Đức Huynh said...

Cảm ơn bạn về những thông tin hữu ích.
……………………
Nguyễn Đức Huynh - Chuyên viên tư vấn Tập Đoàn Greenreal
Click để xem chi tiết: Bán Căn Hộ Chung Cư Gần Quận 1 Giá Rẻ hoặc Ban Can Ho Chung Cu Gan Quan 1 Gia Re

Unknown said...

Thanks nhiều!
..................................

Anh Chị quan tâm Bất động sản
Vui lòng liên hệ:
Sàn GD BĐS Smartland
Chuyên viên tư vấn bất động sản
Ms. Thạch Băng – 0916 258 925
Căn hộ cao cấp Vinhomes Central Park tại TPHCM hoặc Can ho cao cap Vinhomes Central Park tại TPHCM

Unknown said...

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ thông tin!
......................................
Mr. Tân
Chuyên viên kinh doanh Dự án Soho Riverview
Click xem chi tiết: Bán Căn Hộ Chung Cư Cao Cấp Soho Riverview Tại Quận Bình Thạnh TpHCM hoặc Ban Can Ho Chung Cu Cao Cap Soho Riverview Tai Quan Binh Thanh TpHCM

Unknown said...

Cảm ơn bạn
......................................
Mr. Tân
Chuyên viên kinh doanh Dự án Soho Riverview
Click xem chi tiết: Bán Căn Hộ Chung Cư Cao Cấp Soho Riverview Tại Quận Bình Thạnh TpHCM hoặc Ban Can Ho Chung Cu Cao Cap Soho Riverview Tai Quan Binh Thanh TpHCM

Unknown said...

Xin cảm ơn, mình đang soạn giảng mình rất cảm ơn tài liệu của bạn thật chi tiết

Unknown said...

Tài liệu của bạn hay và chi tiết quá! Cảm ơn dã hỗ trợ mình soạn giảng liên môn trong lĩnh vực kttc

Blog Archive

About me